KIẾN THỨC LỌC NƯỚC

Thảo Tâm là đơn vị, nhà phân phối của nhiều nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới về sản phẩm máy lọc nước tại Vũng Tàu. Chúng tôi tận tâm mang đến các sản phẩm tốt nhất để tạo ra những ly nước không những sạch mà còn an toàn cho người sử dụng.

· Cảm quan – Các loại mùi (Clo, Sulphur) hoặc màu (phèn sắt) gây khó chịu.

· Cặn thô – Các loại cặn, gỉ sét tích tụ trong đường ống

· Độ cứng – Do các kim loại nặng như Can-xi, Magiê hòa tan trong nước, gây đóng cặn trong các thiết bị (máy nước nóng, ấm, bình thủy, máy giặt… Ngoài ra, giặt quần áo bằng loại nước này thường tốn nhiều bột giặt hơn )

· Chì – Một kim loại độc hại cho sức khỏe nhưng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhựa, chế tạo ống nước. Chì đặc biệt độc hại cho trẻ nhỏ.

· Trihalomethanes (THMs) – THMs là những hợp chất hữu cơ độc hại nhất hình thành trong quá trình khử trùng bằng Clo, do Clo phản ứng với các hợp chất có sẵn trong nguồn nước. Đây là nguồn gây ung thư.( Để khử trùng tận cuối nguồn, các nhà máy nước có xu hướng tăng thêm lượng Clo )

· Ký sinh trùng – Một số vi khuẩn coliform, Crytosporidium và Giardia Lamblia có thể tồn tại trong môi trường Clo

Các hiện tượng ô nhiễm thường thấy

1. Nhiễm Clo: Có mùi clo đặc trưng tương tự, “mùi thuốc sát trùng trong bể bơi”.

2. Nhiễm sắt: Nước có mùi tanh khó chịu, để lâu trong không khí nước chuyển màu vàng do sự kết tủa của Fe(OH)3. Nhưng cũng có một số nguồn nước bị nhiễm sắt không có sự chuyển màu vàng do sắt kết hợp với các hợp chất hữu cơ tạo ra các phức bền không kết tủa.

3. Nhiễm Mangan: Mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước. Váng đen này chính là Mn2+ bị oxy hoá tạo thành MnO2.

4. Nước cứng do Ca và Mg: Có một lớp đóng cặn ở đáy dụng cụ đun hoặc dụng cụ chứa nước nóng..

· Cảm quan – Các loại mùi (Clo, Sulphur) hoặc màu (phèn sắt) gây khó chịu.

· Cặn thô – Các loại cặn, gỉ sét tích tụ trong đường ống

· Độ cứng – Do các kim loại nặng như Can-xi, Magiê hòa tan trong nước, gây đóng cặn trong các thiết bị (máy nước nóng, ấm, bình thủy, máy giặt… Ngoài ra, giặt quần áo bằng loại nước này thường tốn nhiều bột giặt hơn )

· Chì – Một kim loại độc hại cho sức khỏe nhưng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhựa, chế tạo ống nước. Chì đặc biệt độc hại cho trẻ nhỏ.

· Trihalomethanes (THMs) – THMs là những hợp chất hữu cơ độc hại nhất hình thành trong quá trình khử trùng bằng Clo, do Clo phản ứng với các hợp chất có sẵn trong nguồn nước. Đây là nguồn gây ung thư.( Để khử trùng tận cuối nguồn, các nhà máy nước có xu hướng tăng thêm lượng Clo )

· Ký sinh trùng – Một số vi khuẩn coliform, Crytosporidium và Giardia Lamblia có thể tồn tại trong môi trường Clo

Các hiện tượng ô nhiễm thường thấy

1. Nhiễm Clo: Có mùi clo đặc trưng tương tự, “mùi thuốc sát trùng trong bể bơi”.

2. Nhiễm sắt: Nước có mùi tanh khó chịu, để lâu trong không khí nước chuyển màu vàng do sự kết tủa của Fe(OH)3. Nhưng cũng có một số nguồn nước bị nhiễm sắt không có sự chuyển màu vàng do sắt kết hợp với các hợp chất hữu cơ tạo ra các phức bền không kết tủa.

3. Nhiễm Mangan: Mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước. Váng đen này chính là Mn2+ bị oxy hoá tạo thành MnO2.

4. Nước cứng do Ca và Mg: Có một lớp đóng cặn ở đáy dụng cụ đun hoặc dụng cụ chứa nước nóng..

Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn

Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, nước đun sôi 100oC đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.

Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60oC trong 10 phút hoặc 100oC trong 5 phút. Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, người dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn.

Trong cuốn sách 350 điều không nên trong cuộc sống, cũng có một điều khuyên không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.

Ngoài ra, cuốn sách này còn cung cấp thêm thông tin nếu uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axít nitrat (chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội.

Cụ thể sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axít nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) vừa yêu cầu chính phủ xem xét để loại bỏ clo (đang được dùng rộng rãi trong sản xuất nước và thực phẩm giải khát) khỏi danh mục chất khử trùng. Họ cho biết, phụ nữ uống nước chứa chất này dễ bị sẩy thai và nếu sinh con thì tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh là rất lớn.

Ở những phụ nữ sống tại khu vực nông nghiệp có sử dụng clo trong sản xuất và nước sinh hoạt, nguy cơ trên cao gấp đôi so với phụ nữ sống ở thành thị. Đó là do clo có thể kết hợp với các thành phần khác, tạo nên một liên kết hữu cơ hết sức độc hại là chloroform.

Tại Mỹ, các sản phẩm nước uống có sử dụng hợp chất chứa clo để khử trùng phải tuân thủ những kiểm tra hết sức ngặt nghèo nhằm hạn chế nồng độ của các axit haloacetic, bromate và chlorite ở mức an toàn cho phép.

Trước đây, một báo động về tác hại của chất khử trùng trihalomethanes cũng đã giúp Chính phủ Mỹ điều chỉnh lại hàm lượng cho phép của nó trong nước sinh hoạt. Kết quả là số người bị ung thư bàng quang đã giảm từ 9.300 xuống còn hơn 2.300 trường hợp/năm.

Việc phát hiện thêm tính độc hại của clo một lần nữa sẽ buộc Chính phủ Mỹ phải điều chỉnh nồng độ an toàn của chất này trong nước, hoặc tìm cách thay thế nó trong công nghệ sản xuất nước.

Lao Động (theo Enviroment)

Nước chiếm ¾ bề mặt trái đất, 70% trọng lượng cơ thể người là nước và nước tham gia vào mọi quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể con người. Song chỉ có 1% nước trên thế giới là đủ sạch cho sinh hoạt của con người. Nhân loại không có nước “mới”, chỉ dùng đi dùng lại nước tuần hoàn mà loài khủng long đã dùng từ hàng chục triệu năm trước đây.

Cùng với sự phát triển không ngừng của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đời sống kinh tế xã hội, nguồn nước của con người liên tục bị nhiễm bẩn, càng ngày càng nghiêm trọng. Ngay cả ở các trung tâm đô thị, nước máy được coi là nguồn nước an toàn nhất thì chắc chắn vẫn không đủ sạch cho việc ăn uống trực tiếp. Chất lượng nước máy là sự thỏa hiệp giữa giá sinh hoạt và độ sạch của nước sao cho phù hợp với đa số quần chúng, với nhu cầu sử dụng vô cùng phong phú, kể cả việc tắm giặt, rửa xe, lau nhà… Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, có thể có hiện tượng rò rỉ nước bên ngoài, kể cả nước cống vào đường nước máy; sự kết hợp của clo (chất khử khuẩn) với một số hợp chất hữu cơ tạo một số chất gây ung thư (như trihalometal – THMs), gỉ sét từ đường ống nước lâu ngày sử dụng… đều là những nguy cơ ô nhiễm lớn trong nguồn nước máy. Đó là lý do tại sao thị trường thiết bị lọc nước liên tục phát triển. Các hộ gia đình với mức thu nhập khác nhau ở khắp mọi nơi đều tìm kiếm chất lượng nước tốt hơn, không chỉ tăng hương vị đồ ăn, thức uống mà trên hết là đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG 7) về nước sinh hoạt đã đạt được trên phạm vi toàn cầu vào năm 2010. Mục tiêu đó là giảm một nửa tỷ lệ dân số thế giới không được tiếp cận với nước sạch. Năm 1990, có 48 quốc gia kém phát triển không đáp ứng được các mục tiêu trên, nhưng tới nay nhờ những bước tiến vững chắc, 42% của dân số ở các nước này đã được tiếp cận với nguồn nước sạch.
  • Dễ nhận thấy có sự bất bình đẳng về địa lý, văn hóa xã hội và kinh tế vẫn tồn tại, không chỉ giữa các khu vực nông thôn và thành thị mà còn ở ngay trong các thị trấn và thành phố nơi người dân có thu nhập thấp, các khu định cư không chính thức hoặc bất hợp pháp thường ít được tiếp cận nguồn nước sạch so với cư dân khác.
  • Nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém có liên quan đến sự lan truyền các dịch bệnh như tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bại liệt. Các cá nhân có thể phòng tránh được phơi nhiễm với các nguy cơ do các dịch vụ vệ sinh môi trường và quản lý nước không đầy đủ, hoặc không thích hợp. Điều này đặc biệt đúng trong các bệnh viện, nơi mà cả bệnh nhân và nhân viên tế ở môi trường có nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh cao nhưng các dịch vụ về nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh không được đáp ứng. Trên toàn cầu, 15% bệnh nhân bị nhiễm trùng trong thời gian nằm viện, ở các nước có thu nhập thấp tỷ lệ này cao hơn nhiều.
  • Nước ăn uống , sinh hoạt của hàng trăm triệu người đã bị nhiễm bẩn và ô nhiễm hóa chất do việc quản lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và nông nghiệp không phù hợp. Ước tính có khoảng 842 000 người chết mỗi năm vì tiêu chảy do không đảm bảo an toàn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và vệ sinh tay. 361 000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm có thể tránh được nếu các yếu tố nguy cơ ô nhiễm nước được giải quyết. Ở những nơi thiếu nước sạch, mọi người thường không rửa tay, do đó làm tăng thêm khả năng tiêu chảy và các bệnh khác.
  • Tiêu chảy là bệnh được biết đến rộng rãi nhất liên quan đến thực phẩm và nước bị ô nhiễm nhưng có những mối nguy hiểm khác. Gần 240 triệu người bị nhiễm bệnh sán máng – một bệnh cấp tính và mãn tính do ký sinh trùng có trong nước bị ô nhiễm.
  • Ở nhiều nơi trên thế giới, các côn trùng sinh sản trong dụng cụ chứa nước và truyền bệnh như sốt xuất huyết. Một số các loài côn trùng là vectơ truyền bệnh, sinh sản trong dụng cụ chứa nước sạch, chứ không phải là nước bẩn, và các thùng chứa nước sạch hộ gia đình chính là chỗ chúng sinh sản. Do vậy, việc đậy kín các dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình, ngăn các vector sinh sản ở đó có thể là biện pháp can thiệp đơn giản và cũng có lợi ích khác là giảm sự ô nhiễm nước do phân.
  • Khi nguồn nước được cải thiện và dễ tiếp cận, mọi người chỉ cần tốn ít thời gian và công sức trong việc lấy nước. Điều này cũng giúp cho các cá nhân an toàn hơn do không phải thực hiện những chuyến đi dài hoặc nguy hiểm để lấy nước. Nguồn nước tốt hơn cũng có nghĩa là ít phải chi tiêu về y tế, bởi vì họ ít ốm đau và giảm chi phí chữa bệnh, và có sức khỏe tốt hơn để làm kinh tế.
  • Đặc biệt đối với trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua nước, tiếp cận với nguồn nước sạch có thể giúp trẻ có sức khỏe tốt hơn và vì vậy mà việc học tập sẽ tốt hơn, mang lại tương lai lâu dài cho cuộc sống của trẻ.

Mục tiêu thiên niên kỷ về nước sạch sử dụng thuật ngữ: “các nguồn nước sinh hoạt được cải thiện” hoặc “các nguồn nước sinh hoạt không được cải thiện”. Nhưng những nguồn nước được cải thiện không nhất thiết đã là an toàn. Ít nhất 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm phân. Một tỷ lệ đáng kể nước cấp thông qua đường ống bị ô nhiễm, đặc biệt là nơi việc cung cấp nước không liên tục hoặc xử lý nước không phù hợp. Ngay cả khi nguồn nước tốt, nước có thể bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ, đặc biệt là trong điều kiện vệ sinh môi trường không phù hợp.

Biến đổi khí hậu, tăng tình trạng khan hiếm nước, tăng dân số, thay đổi nhân khẩu học và đô thị hóa đã đặt ra những thách thức cho việc cung cấp nước sạch. Đến năm 2025, một nửa dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực căng thẳng về nước (water-stressed areas). Tái sử dụng nước thải, thu hồi nước, chất dinh dưỡng, hoặc năng lượng, đang trở thành một chiến lược quan trọng. Ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng nước thải để tưới. Tại các nước đang phát triển, diện tích đất được sử dụng nước thải để tưới chiếm 7% . Nếu việc sử dụng nước thải để tưới không phù hợp sẽ gây ra nguy cơ cho sức khỏe, quản lý an toàn nước thải có thể đem lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng sản phẩm lương thực.

  • Là cơ quan quốc tế về sức khỏe cộng đồng và chất lượng nước, WHO hướng dẫn các nỗ lực toàn cầu để ngăn ngừa các bệnh lan truyền qua nước, tư vấn hỗ trợ các chính phủ về việc xây dựng các mục tiêu và các quy chuẩn về nước sạch nhằm đảm bảo sức khỏe.
  • WHO xây dựng một loạt các hướng dẫn về chất lượng nước, bao gồm cả nước ăn uống, sinh hoạt, sử dụng an toàn nước thải và nước giải trí. Các hướng dẫn chất lượng nước dựa trên việc quản lý nguy cơ, từ năm 2004 các Hướng dẫn về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt bao gồm việc thúc đẩy các Kế hoạch an toàn nước để xác định và ngăn ngừa các nguy cơ nước bị ô nhiễm. Trong năm 2015, WHO giới thiệu nội dung về Kế hoạch an toàn nước để hỗ trợ việc thực hiện các hướng dẫn xử lý nước thải. WHO thúc đẩy các thực hành quản lý và đánh giá nguy cơ trong tất cả các nhóm, bao gồm các nhà cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt, các công ty xử lý nước thải, nông dân, cộng đồng và cá nhân.
  • Từ năm 2014, WHO đã thử nghiệm sản phẩm xử lý nước tại hộ gia đình dựa vào các tiêu chí về sức khỏe của WHO thông qua “Đề án” quốc tế của WHO để đánh giá các công nghệ xử lý nước tại hộ gia đình. Mục tiêu của Đề án là để đảm bảo rằng các sản phẩm được phân phối, bảo vệ người dùng khỏi các mầm bệnh gây ra tiêu chảy và tăng cường thực thi chính sách, quy định và cơ chế giám sát ở cấp quốc gia, hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu và sử dụng đúng sản phẩm trên.
  • WHO phối hợp chặt chẽ với UNICEF trong một số lĩnh vực liên quan đến nước và sức khỏe. Ví dụ, các Kế hoạch hành động lồng ghép toàn cầu nhằm chấm dứt các trường hợp tử vong trẻ em có thể dự phòng được do viêm phổi và tiêu chảy vào năm 2025 (GAPPD) đặt ra một số mục tiêu trong công tác dự phòng và điều trị, bao gồm việc đạt được mục tiêu đến năm 2030 các cơ sở y tế và hộ gia đình tiếp cận phổ cập nước ăn uống, sinh hoạt.